Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Triệu chứng của ung thư phổi


Triệu chứng của ung thư phổi
Triệu chứng của ung thư phổi rất đa dạng, phong phú, bệnh nhân có thể có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể không hề có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhân một lần đi khám vì một lý do khác về sức khỏe mà phát hiện ra. ung thư phổi
Có thể chia triệu chứng ung thư phổi thành các nhóm như sau
1. Triệu chứng phế quản:
-        Ho: ung thư phổi là gì
+        Đa số ung thư phổi đều bắt đầu bởi biểu hiện ho khan, sau đó có thể có ho đờm. Một số trường hợp có khạc đờm mủ, đờm màu xanh, màu vàng do bội nhiễm phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn phế quản.
+        Cần nghĩ tới chẩn đoán ung thư phổi ở những đối tượng nam giới, tuổi trên 40, hút thuốc kéo dài để tiến hành chụp X quang phổi và làm các thăm dò chẩn đoán khác. Biểu hiện của ung thư phổi
-        Ho ra máu:  gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.
-        Viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, sau điều trị bệnh nhân đã hết sốt, hết ho nhưng tổn thương trên X quang phổi còn tồn tại trên 1 tháng.  nguyên nhân gây ung thư phổi
2. Những dấu hiệu do sự lan tỏa của khối u phổi
-        Đau ngực: không có địa điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương đau kiểu thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
-        Khó thở: khó thở ít gặp, thường do khối u phổi chèn ép gây tắc khí phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi làm bệnh nhân khó thở.
-        Nói khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép.Triệu chứng ung thư phổi
-        Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.
-        Các triệu chứng do khối u chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên: phù mặt, cổ bạnh to, hố trên xương đòn đầy, tĩnh mạch nổi rõ ở cổ, ngực.  
-        Tràn dịch màng phổi: do khối u phổi xâm lấn ra màng phổi gây tràn dịch màng phổi, chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và chụp x quang phổi. Chọc dò khoang màng phổi thấy dịch giúp chẩn đoán chắc chắn.
-        Một số bệnh nhân có biểu hiện: nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.
3. Dấu hiệu ngoài phổi Giai đoạn ung thư phổi
-        Bệnh nhân thường gầy sút cân nhiều và nhanh.
-        Móng tay khum, ngón dùi trống (đầu ngón tay, ngón chân to ra trông như đầu chiếc dùi trống).
-        Đau các khớp xương cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, bàn ngón chân. Nhiều bệnh nhân được phát hiện u phổi khi đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp vì các triệu chứng đau xương khớp này.
-        Nổi hạch ở hố trên đòn, hạch ở cổ.
-        Vú to ở nam giới: có thể to một hoặc 2 bên.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Nhà nghèo, cô gái phải bán dâm kiếm tiền chữa ung thư vú

Khi được hỏi về căn bệnh đang mang trong mình, Thủy buồn bã kéo tay tôi đặt lên ngực cô, nơi khối u đã lớn bằng ngón tay cái…ung thư gan


Sinh ra trong một gia đình nghèo có bốn chị em, Vũ Thị Thủy (SN 1978), quê ở Hưng Yên là con thứ hai. Bố mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chỉ với 6 sào ruộng, nên cái nghèo chưa bao giờ thôi đeo bám gia đình Thủy. Phát hiện ung thư gan

Thoạt nhìn, không ai nghĩ cô gái này đã ở độ tuổi ngoài ba mươi vì trông cô khá trẻ, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật. Có lẽ bởi vóc dáng gầy gò, nhỏ bé nên nên ban đầu tôi đã trộm nghĩ, cô mới chỉ ngoài hai mươi. Biểu hiện của ung thư gan

35 tuổi nhưng Thủy vẫn được gọi là “thiếu nữ”, bởi duyên mỏng, phận hèn mà cô chưa một lần được một chàng trai để ý, chưa một lần có người ngỏ lời yêu. Thuở còn học sinh, Thủy cũng thầm thích một vài bạn trai trong lớp, nhưng rồi càng lớn cô càng nhận thức rõ được về bản thân và gia đình mình, thế nên cô phó mặc cho số phận. nguyên nhân gây ung thư gan

Chị gái Thủy hơn cô hai tuổi, đến nay cũng gần 40 tuổi nhưng cũng chưa có chồng. Thủy nói: “Duyên phận nó thế biết làm sao được hả chị? Chị gái tôi cũng chả có người nào hỏi...” Triệu chứng ung thư gan

Trong sâu thẳm ánh mắt ấy có một cái gì đó như là tủi hờn, như là đau đớn, như là than trách. Nghèo đâu phải là tội, nhưng có ai lý giải được vì sao! ung thư gan là gì

Năm 1998, Vũ Thị Thủy lúc ấy tròn 20 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của thời con gái. Đáng lẽ ở cái tuổi ấy, cô sẽ ngày đẹp hơn, mặn mà hơn, nhưng nước da lại cứ xanh xao rồi sút cân liên tục. Những cơn đau bụng kéo dài buộc Thủy phải nhập viện.

“Bác sĩ bảo tôi bị dạ dày. Trước đó, tôi cũng không ăn gì được nhiều. Cứ ăn vào lại đau và nôn ra hết nên người cứ ngày một héo hon...”. Ngừng một lát, Thủy nói tiếp giọng đầy chua chát: “Chị nhìn tôi gầy mòn thế này, nhà lại nghèo thế thì ai dám yêu? Ai dám cưới? Cưới về để hầu hạ một con bệnh thì ai chấp nhận nổi?”.

Là phụ nữ, ai chả muốn có một tấm chồng tốt, những đứa con ngoan và một gia đình hạnh phúc. Và với Thủy, số phận đã không mỉm cười khi cô sinh ra trong một gia đình nghèo, lại mang bệnh trong người, nên dần dần cuộc đời cô cứ trôi đi trong cô đơn, lâu dần thành quen và khiến con người ta dù không muốn vẫn phải chấp nhận.

Rời quê hương để tìm cuộc sống mới

Từ khi bị bệnh, Thủy gầy đi nhanh chóng, giờ chắc chưa được 40kg. Bố mẹ xót ruột nên dù công việc đồng áng nhiều và vất vả nhưng chưa bao giờ để cô phải động tay động chân vào việc gì nặng nhọc, có chăng chỉ là những việc lặt vặt như quét dọn, nấu cơm…

“Bố mẹ tôi đi làm đồng thì thường là buổi trưa không về nhà nên trưa nào tôi cũng mang cơm ra đồng cho bố mẹ. Nhìn bố mẹ tôi cũng xót ruột lắm nhưng chả biết phải làm sao” – Thủy ngậm ngùi.

Đầu năm 2011, Thủy theo chân mấy chị em ở quê ra Hà Nội làm thuê. Thủy nói: “Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, cứ thử đi xem ra ngoài này có khá hơn ở quê không, với lại, thấy mấy người bảo đi bán hàng cũng nhẹ nhàng”.

Ban đầu, Thủy xin vào làm thuê ở quán phở, công việc đơn giản chỉ là rửa bát, dọn bàn, thu nhập 500.000 đồng/tháng được nuôi ăn, ở. Tuy nhiên, do thu nhập quá thấp nên sau hai tháng Thủy xin nghỉ việc. Cũng trong thời gian này, Thủy biết mình bị ung thư vú. Nỗi đau đớn thể xác và tinh thần khiến cô ngày thêm tiều tụy, mệt mỏi và đôi lúc cô “chán chả muốn sống nữa”.

Trong thời gian làm việc tại quán phở, những lúc vắng khách, Thủy thường ra ngoài ngồi xem ti vi và tình cờ nghe được những câu chuyện từ mấy cô gái ăn mặc hở hang, má hồng, môi đỏ. Nó ám ảnh trong đầu cô thường xuyên và gần như thôi thúc: “Không hiểu sao lúc ấy tôi lại muốn đi làm công việc giống họ. Tôi rất muốn đổi đời”.

Chưa đổi đời đã phải kiếm tiền chữa bệnh

Thủy kể tiếp: “Thời gian nghỉ bán phở, tối nào tôi cũng lang thang ở phố Lĩnh Nam, mua ít đồ lặt vặt của phụ nữ và quần áo hàng thùng rẻ tiền. Trên đường này đầy rẫy những quán Massage – Tẩm quất treo biển tuyển nhân viên... Khi biết bị ung thư, gia đình tôi đã rất sốc. Bố mẹ bảo tôi cố gắng đi làm kiếm tiền mà chữa bệnh chứ giờ bố mẹ cũng chả có gì. Tôi có hai đứa em, một trai một gái cũng bỏ học vào trong Nam làm thuê kiếm tiền, nhưng chúng nó phải lo phận chúng nó chứ làm sao lo nổi cho mình...”.

Theo tâm sự của Thủy, bệnh ung thư của cô cần phải được mổ càng sớm càng tốt, nhưng nếu không mổ được ngay thì phải uống thuốc để ngăn không cho tế bào ung thư phát triển. Loại thuốc này có giá 215.000 đồng/lọ. Mỗi lọ có thể uống được trong vòng 1 tuần.

Sau khi đắn đo, suy nghĩ, Thủy cũng xin vào làm nhân viên tại quán Massage – Tẩm quất Tuyết Mai, tại thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, phục vụ từ 7h tối đến 12h đêm. Phục vụ một khách, Thủy được chủ quán trả cho 60.000 đồng. Lúc mới làm, Thủy cũng chịu khó ra quán cả ban ngày, nhưng chả có khách, mà có thì họ cũng chê cô gầy gò, ốm yếu: “Dù là massage, thư giãn thì người ta cũng phải giao tiếp, nói chuyện, phải thấy mình ưng mắt thì họ mới chịu. Buổi tối anh đèn mờ thì ai biết mình như nào đâu nhưng ban ngày thì...”, Thủy nén tiếng thở dài.

Trong thời gian làm việc tại quán Tuyết Mai, Thủy phải ở nhờ nhà bạn bè quen mỗi người một vài ngày. Khách của Thủy hầu hết đều là dân tỉnh lẻ qua đường, tốt lắm thì họ “bo” thêm 20.000 đồng. Trừ mọi chi phí ăn ở, đi lại và mua thuốc, mỗi tháng cô cũng chỉ để ra được khoảng gần 400.000 đồng, phòng khi phải đi viện chụp chiếu.

Làm tại quán Tuyết Mai một thời gian thì quán này đóng cửa vì vắng khách, Thủy phải xin sang làm tại quán “Tình cờ” do Trương Thị Lan làm chủ, ở ngay kế bên quán Tuyết Mai.

Làm cùng với Thủy còn có hai nhân viên nữ nữa. Thi thoảng, cô thấy họ “đi khách” theo lời “dỗ dành” của tú bà Trương Thị Lan và kiếm được “kha khá” nên cũng muốn thử, nhưng lại sợ khách chê nên không đi.

Ngày 15/9, thuốc uống đã hết nên Thủy rất lo vì chẳng còn tiền. Thấy vậy, tú bà Trương Thị Lan đã gợi ý cô qua đêm với khách. Suy nghĩ một hồi rồi cô gật đầu đồng ý.

Đêm đó, trong khi đang “vui vẻ” với khách, Thủy và một “đồng nghiệp” đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang tại nhà nghỉ Hải Anh ở Quán Gánh, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngay sau đó, Trương Thị Lan cũng đã bị bắt giữ, đưa về cơ quan cảnh sát điều tra xác minh, làm rõ.

Nhớ lại giây phúc bị bắt, Thủy cúi gằm mặt, vừa xấu hổ vừa sợ hãi. Giờ đây, cô chỉ mong có thể tìm được một công việc đủ để cô nuôi sống bản thân mình và mua thuốc uống. Nếu may mắn, gia đình cô bán được mảnh đất sẽ có tiền đưa cô đi viện phẫu thuật. Nhưng liệu số phận có thể mỉm cười với cô gái đang ngày một héo hon và luôn phải đối diện với những cơn đau của bệnh tật?

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ung thư dạ dày: Bệnh dữ ngừa được!

Dạ dày là cái túi rỗng, một khối nhỏ thường chẳng gây xáo trộn gì. Bệnh “câm nín” rất lâu, khi “lên tiếng” thì xấu rồi. Ban đầu mập mờ, chỉ có cảm giác ăn không tiêu. Bệnh nhiều mới gây ra cơn đau vùng bụng trên, khó tiêu dai dẳng và không thèm ăn. Trị ung thư phổi

Trễ hơn có ói mửa, tiêu phân đen, sút cân mau lẹ. Có người không tin bác sĩ nói có bệnh, để 6 tháng hoặc cả năm bệnh trổ rõ mới đi trị, uổng lắm! Chẳng thế, tính ra cứ mỗi 5 người bệnh thì có 4 người khi phát hiện, bệnh đã trở thành khó trị.Trị ung thư phổi hiệu quả


Người trên 40 tuổi ăn không tiêu dai dẳng, nên hỏi bác sĩ có cần soi dạ dày không. Thầy thuốc đưa ống soi mềm qua họng xuống đến dạ dày, thấy gì nghi ngờ thì chụp hình và làm sinh thiết. Ống soi mềm mại, thao tác của bác sĩ nhẹ nhàng. Vậy nên đừng vì sợ nội soi màmất đi cơ hội phát hiện sớm. Trị ung thư phổi như nào

Chụp hình dạ dày cũng thông dụng. Uống một chất gọi là barýt rồi chụp nhiều phim X-quang lấy hình của dạ dày và tá tràng. Bác sĩ đọc phim có thể thấy được các điều bất thường. Trị ung thư phổi như nào

Việc lựa chọn điều trị tùy thuộc bệnh ở giai đoạn nào, tổng trạng và ý muốn của người bệnh. Bác sĩ chia ra hai nhóm mổ cắt được và không cắt được. Trị ung thư phổi nhanh

Nếu ung thư còn nhỏ, bác sĩ cắt dạ dày bán phần, nhằm lấy phần dạ dày mang ung thư và bảo đảm lằn mức an toàn mô lành, phần còn lại của dạ dày đem nối với ruột non để thức ăn vẫn lưu thông được. Nếu cần thì nạo các hạch lymphô. Trị ung thư phổi đúng cách

Cắt toàn phần là lấy trọn dạ dày và có thể lấy thêm cơ quan ở gần (lá lách chẳng hạn) khi ung thư ăn lan quá nhiều hoặc nằm ở phần trên (tâm vị) của dạ dày. Phải đem thực quản nối với ruột non. Xạ trị dùng chùm tia phóng xạ giết các tế bào ung thư. Xạ trị trước mổ làm xọp khối bướu để dễ mổ cắt đi. Xạ trị sau mổ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót.

Hóa trị dùng thuốc luân lưu khắp cơ thể giết các tế bào ung thư đã lan ra ngoài dạ dày, cũng dùng cho di căn xa hoặc làm bớt các triệu chứng thời kỳ trễ. Có thể kết hợp hóa và xạ trị. Với loại lymphôm dạ dày, hóa trị thường có hiệu quả.  Và trong số những trường hợp mổ được, có khoảng 40% trị tốt.

Nhiều người không ngờ ung thư sát thủ này lại do con vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori ở trong dạ dày, liên thủ với chế độ ăn mặn và khói thuốc lá. Do đó, ung thư này khó trị nhưng lại có thể phòng tránh. Thấy có triệu chứng như viêm loét dạ dày nên xin bác sĩ tư vấn soi dạ dày và xét nghiệm vi khuẩn H. pylori để có xử lý thích hợp. Nên ăn nhiều rau trái củ tươi. Tránh chế độ ăn mặn (cá khô mắm, mắm tôm, rau cải làm dưa, cà pháo, kim chi...). Tránh xa khói thuốc lá. Uống rượu ít thôi.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

UNG THƯ PHỔI - ĐIỀU NÊN BIẾT

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới và là ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ tại Singapore. Đàn ông có nguy cơ bị ung thử phổi cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ. Trong số ba nhóm dân tộc lớn, người Trung Quốc có nguy cơ cao nhất, tiếp theo là Malaysia và Ấn Độ.

Có hai loại ung thư phổi chính:

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC)

NSCLC là loại phổ biến hơn của bệnh ung thư phổi, và ít xâm lấn hơn SCLC. NSCLC có xu hướng phát triển và lây lan chậm hơn. Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật và/hoặc xạ trị, hóa trị liệu có thể đem đến một cơ hội chữa khỏi bệnh.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)

SCLC phát triển nhanh và nhanh chóng lây lan vào máu và các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, nó là một bệnh đã tiến triển nặng khi được chẩn đoán. Nó thường được điều trị bằng hóa trị và không phải phẫu thuật.
 

Ung Thư Phổi Là Gì?

Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ các tế bào trong các đường dẫn khí. Hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NCSLC). Các loại này được chẩn đoán dựa trên việc các tế bào trông như thế nào dưới kính hiển vi. Hơn 80% các ca ung thư phổi thuộc loại không phải tế bào nhỏ. 3 loại chính của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là ung thư tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.      

Nguyên Nhân Gây Ra?
 

Các bác sĩ có thể không luôn luôn giải thích lý do tại sao một người phát triển bệnh ung thư phổi và người khác thì không. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người với các yếu tố nguy cơ nhất định có thể có nhiều khả năng hơn những người khác mắc phải bệnh ung thư phổi.

Khói thuốc lá đến nay là yếu tố nguy cơ chính và quan trọng nhất đối với bệnh ung thư phổi. Nó gây ra hơn 80% của tất cả các ca ung thư phổi trên toàn thế giới. Các chất độc hại trong khói thuốc làm hư hại các tế bào phổi. Theo thời gian, các tế bào bị hư hỏng có thể trở thành ung thư. Đây là lý do tại sao hút thuốc lá, tẩu thuốc, hoặc xì gà có thể gây ung thư phổi. Hít phải khói thuốc lá cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Một người tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá, nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư phổi bao gồm radon (một khí phóng xạ hoạt tính), amiăng, thạch tín, crôm, niken và ô nhiễm không khí. Những người có các thành viên gia đình bị ung thư phổi có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh. Những người đã bị ung thư phổi là có nguy cơ lớn với phát triển khối u phổi thứ hai. Hầu hết mọi người đều nhiều hơn 65 tuổi khi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi.
 

Biểu hiện của ung thư phổi


Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Nhưng khi ung thư phát triển, các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

    Một cơn ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết
    Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp
    Đau ngực liên tục
    Ho ra máu
    Một giọng nói khàn khàn
    Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi
    Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc
    Giảm cân không rõ nguyên nhân

Thông thường, các triệu chứng này không phải do ung thư. Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Bất cứ ai có các triệu chứng như vậy nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Kiểm Tra

Các xét nghiệm kiểm tra có thể giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị ung thư sớm. Một số phương pháp phát hiện ung thư phổi đã được nghiên cứu như là các xét nghiệm kiểm tra khả dĩ. Các phương pháp được nghiên cứu bao gồm các xét nghiệm đờm (chất nhầy phát sinh từ phổi khi ho), chụp X-quang ngực, hoặc chụp cắt lớp CT hình xoắn (xoắn ốc).

Bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của bạn về các yếu tố nguy cơ của riêng của bạn và những lợi ích và tác hại có thể của việc được xét nghiệm kiểm tra ung thư phổi. Giống như nhiều quyết định y tế khác, quyết định để được xét nghiệm là một quyết định cá nhân. Quyết định của bạn có thể dễ dàng hơn sau khi biết những ưu và nhược điểm của việc xét nghiệm.


Chẩn Đoán


Nếu bạn có một triệu chứng cho thấy ung thư phổi, bác sĩ của bạn phải tìm hiểu xem liệu nó bắt nguồn từ ung thư hay các bệnh khác. Bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm máu và các thủ tục chẩn đoán:

    Khám sức khỏe
    Chụp X-quang ngực
    Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một hoặc hơn các xét nghiệm sau để lấy mẫu bệnh phẩm:

    Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi. Các phòng xét nghiệm kiểm tra mẫu đờm để tìm các tế bào ung thư.
    Xét nghiệm hút dịch phổi: Bác sĩ dùng một ống kim dài để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực. Các phòng xét nghiệm kiểm tra chất dịch để tìm tế bào ung thư.
    Nội soi phế quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) qua mũi hoặc miệng vào phổi. Bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào bằng một ống kim, cây cọ, hoặc công cụ khác. Các bác sĩ cũng có thể rửa vùng đó với nước để thu thập các tế bào trong nước.
    Chọc hút bằng kim mảnh: Bác sĩ dùng một kim nhỏ để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.
    Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó để lấy được, sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực có thể cần thiết.
 

Ung Thư Phổi Được Đánh Giá Như Thế Nào?


Để lập kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sĩ của bạn cần phải biết loại ung thư phổi và mức độ (giai đoạn) của bệnh. Xác định giai đoạn là một cố gắng cẩn thận để tìm hiểu xem liệu ung thư đã lan rộng hay chưa, và nếu như vậy, tới những bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi lây lan nhiều nhất đến các hạch bạch huyết, não, xương, gan, và tuyến thượng thận.  


Các bác sĩ mô tả ung thư phổi tế bào nhỏ sử dụng hai giai đoạn:
Giai đoạn ung thư phổi

    Giai đoạn hạn chế: Ung thư được tìm thấy chỉ trong một lá phổi và các mô xung quanh nó.
    Giai đoạn mở rộng: Ung thư được tìm thấy trong các mô của lồng ngực bên ngoài phổi nơi nó bắt đầu. Hoặc ung thư được tìm thấy trong các cơ quan ở xa.
    Giai đoạn bị che lấp: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được trong quá trình nội soi phế quản, nhưng khối u không thể được nhìn thấy trong phổi.
    Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi. Khối u không phát triển qua lớp niêm mạc này. Một khối u Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Khối u không phải là ung thư lây lan.
    Giai đoạn I: Các tế bào ung thư được giới hạn trong phổi. Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.
    Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
    Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ dưới.
    Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.


Điều Trị Ung Thư Phổi

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi, các mục tiêu điều trị có thể là chữa lành bệnh, kiểm soát bệnh để kéo dài thêm sự sống hay quản lý các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương thức điều trị sau đây có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp.
Hóa trị

Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để thu nhỏ/tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể.

Xạ trị

Xạ trị (còn gọi là Radiotherapy) sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong khu vực được điều trị.
Điều trị mục tiêu

Điều trị mục tiêu sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc vào máu và có thể ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Một số người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ mà đã lan rộng có thể được điều trị mục tiêu.
Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư phổi liên quan đến việc loại bỏ các mô có chứa khối u và các hạch bạch huyết gần đó.


Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN      
Ung thư thận chiếm khoảng 3% các loại ung thư. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nam mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ di căn vào các tạng khác của cơ thể như gan, đại tràng, thượng thận…và gây tử vong.
1. Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn (trên 40 tuổi) do các tế bào ung thư phát triển trong thận. Ung thư tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô) liên quan đến bể thận là loại ung thư thận ít gặp hơn. Nó tương tự như ung thư ở bàng quang và thường được điều trị giống ung thư bàng quang, u Wilms là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em, khác với ung thư thận ở người lớn.

Khi ung thư thận phát triển, nó có thể xâm lấn vào các cơ quan ở gần thận, như gan, đại tràng hoặc tuyến tuỵ. Tế bào ung thư thận có thể tách khỏi khối u ban đầu và lan đi xa (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi ung thư thận di căn thì tế bào ung thư có thể xuất hiện trong các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ở gần thận nạo vét được trong khi phẫu thuật, khi đó có thể ung thư đã lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư thận có thể lan và tạo ra các u mới, thường gặp nhất là ở xương và phổi. Khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và có cùng tên với khối u ban đầu (khối u nguyên phát) ở thận.
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư thận là gì?
Giống như hầu hết các loại ung thư khác, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư thận tăng lên theo độ tuổi. Bệnh thường xuất hiện nhất là trong độ tuổi trên 40. Gặp ở nam giới nhiều gấp đôi nữ giới. Bên cạnh đó, ung thư thận có vẻ thường gặp hơn ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng. Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư thận là:
Sử dụng thuốc lá : Theo kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp đôi những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thuốc càng dài thì nguy cơ càng cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư thận sẽ giảm xuống khi bỏ hút thuốc.
Béo phì : Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Trong một số nghiên cứu, béo phì đi kèm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác nêu ra rẳng thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ cả ở nam giới. Nguyên nhân của mối liên quan này còn chưa được xác định rõ.
Sự tiếp xúc trong nghề nghiệp : Một số nghiên cứu đã kiểm tra xem tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận ở công nhân hay không. Ví dụ, các nghiên cứu chì ra công nhân lò than cốc trong nhà máy thép có tỷ lệ mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy amiăng ở nơi làm việc, một chất có liên quan tới ung thư phổi và ung thư trung mô (là lớp màng bao phủ các tạng bên trong của cơ thể), cũng làm tăng nguy cơ mác một số loại ung thư thận.
Tia xạ : Những phụ nữ đã được chiếu xạ để điều trị các rối loạn ở tử cung có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư thận. Hơn nữa, những người đã tiếp xúc với thorotrast (thorium dioxid), một chất phóng xạ được sử dụng vào những năm 20 cùng với việc chụp X quang để chẩn đoán, có tỷ lệ mắc ung thư thận tăng lên. Tuy nhiên, chất này hiện không còn được sử dụng và các nhà khoa học cho rằng chiếu xạ chỉ gây ra một phần trăm rất nhỏ trong tổng số các trường hợp ung thư thận.
Phenacetin: Một số người đã bị ung thư thận sau một thời gian dài sử dụng loại thuốc này với liều cao. Loại thuốc giảm đau này hiện không còn được sử dụng ở Mỹ.
Lọc máu : Những bệnh nhân được lọc máu để điều trị suy thận mạn tính trong nhiều năm tăng nguy cơ phát triển nang thận và ung thư thận. Cân tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác dụng lâu dài của việc lọc máu đối với các bệnh nhân bị suy thận.
Bệnh Von Hippel-Lindau (VHL): Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có căn bệnh di truyền này có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào thận cũng như khối u ở các bộ phận khác cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát tìm ra một loại gen gây bệnh VHL và họ tin rằng việc phân lập được gen này có thể giúp cải thiện các phương pháp chẩn đoán, điều trị và thậm chí phòng ngừa một số loại ung thư thận.
3. Triệu chứng của ung thư thận
Ở giai đoạn sớm, ung thư thận thường không gây ra dấu hiệu gì rõ ràng hoặc các triệu chứng khó chịu. Khi ung thư thận phát triển thì xuất hiện những triệu chứng sau:
Đi tiểu ra máu . Máu có thể xuất hiện trong nước tiểu hôm nay nhưng hôm sau lại không xuất hiện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy máu hoặc có thể được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
Có khối u ở thận: Khi đi chụp chiếu phát hiện ra khối u.
Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Chán ăn
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Sốt tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc không thấy khỏi.
Đau ở cạnh lưng dai dẳng
Cảm thấy mỏi mệt toàn thân.
Huyết áp cao hoặc thiếu máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận; tuy nhiên, những triệu chứng này ít gặp hơn.
Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra như nhiễm khuẩn hoặc nang. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán. Những người có các triệu chứng này có thể đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Thông thường, ung thư giai đoạn sớm không gây đau; điều quan trọng là không nên chờ cho đến khi thấy đau mới đến khám bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân càng lớn.
4. Ung thư thận được chẩn đoán như thế nào?
Để tìm nguyên nhân gây triệu chứng, bác sĩ cần khai thác tiền bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu vê sức khỏe chung, bác sĩ có thể chi định làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ có thể khám kỹ vùng bụng để tìm u cục hoặc các khối bất thường. Bác sĩ thường chi định các thăm dò hình ảnh của thận và các cơ quan lân cận. Những bức tranh này thường có thể cho biết các thay đổi ở thận và mô xung quanh. Ví dụ, chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tình mạch (IVP) là chụp X quang thận, niệu quản và bàng quang sau khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Các hình ảnh chụp được có thể cho thấy những biến đổi về hình dạng của các cơ quan này và các hạch lymphô lân cận. Chụp động mạch sẽ cung cấp một loạt phim X quang chụp mạch máu. Thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu lớn qua một ống thông. Phim chụp cho thấy mạng lưới mạch máu nhỏ hơn ở bên trong và xung quanh thận. Các thăm dò bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cát lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và siêu âm, có thể cho thấy sự khác biệt giữa các mô bệnh và các mô lành. Nếu kết quả xét nghiệm nghi ngờ ung thư thận thì có thể tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để chẩn đoán ung thư. Sinh thiết để tìm ung thư thận tức là bác sĩ chọc một kim nhỏ vào trong khối u và hút ra một mẫu mô. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi chẩn đoán ung thư thận, bác sĩ cần xác định giai đoạn hoặc phạm vi của bệnh. Phân giai đoạn là một quá trình thăm dò chi tiết để phát hiện ung thư đã lan chưa và nếu lan thì lan tới phần nào của cơ thể. Bác sĩ cần phải có thông tin này để lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Để phân giai đoạn ung thư thận, bác sĩ có thể cho chụp bổ sung cộng hưởng từ và chụp X quang các mô và mạch máu ở bên trong và xung quanh thận. Bác sĩ có thể tìm các hạch lymphô bị sưng to lên ở trong lồng ngực và ổ bụng qua chụp cât lớp vi tính. Chụp X quang lồng ngực thường có thể cho biết ung thư đã di căn vào phổi chưa. Xạ hình xương là dùng chất phóng xạ để ghi hình xương, có thể phát hiện ra các dấu hiệu di căn của ung thư vào xương.
5. Điều trị ung thư thận
5.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
Phẫu thuật ung thư thận:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất. Phẫu thuật được thực hiện là cắt bỏ thận. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ toàn bộ quả thận cùng với tuyến thượng thận và các mô quanh thận. Một số hạch bạch huyết trong vùng có thể được nạo vét. Đây là thủ thuật cắt thận triệt để. Trong một SỐ trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chi cắt bỏ thận (thủ thuật cắt thận đơn giản). Quả thận còn lại nói chung có thể đảm đương được công việc của cả hai thận. Một SỐ trường hợp khác, bác sỹ phẫu thuật chi cẳt bỏ một phần quả thận nơi có khối u, gọi là thủ thuật cắt thận bán phần. Thuyên tắc động mạch nghĩa là làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm đi, đôi khi được thực hiện trước phẫu thuật để có thể tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn. Nó cũng thường được sử dụng để giảm đau hoặc chống chảy máu khi không thể cát bỏ được khối u. Các miếng xốp nhỏ bầng gelatin đặc biệt hoặc bằng chất liệu khác được tiêm vào cơ thể qua một ống thông để làm tác các mạch máu chính ở thận. Thủ thuật này làm nhỏ khối u nhờ việc giảm tưới dòng máu mang ôxy và các chất dinh dưỡng cần cho khối u phát triển. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường đặt ra trước khi phẫu thuật:
Loại phẫu thuật nào sẽ được thực hiện?
Có cần phải tiếp tục điều trị sau khi phẫu thuật không? Cách điều trị như thế nào?
Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau khi phẫu thuật?
Nếu tôi bị đau, bác sĩ có thể giúp tôi như thế nào?
Khi nào tôi có thể bắt đầu trở lại hoạt động thường ngày?
Xạ trị ung thư thận:
Liệu pháp tia xạ là sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bác sĩ sử dụng liệu pháp này để giảm đau (điều trị triệu chứng) khi ung thư thận đã di căn vào xương. Người ta điều trị ung thư thận bằng phương pháp chiếu xạ ngoài, dùng một vật liệu phóng xạ bên ngoài cơ thể và một máy chiếu xạ hướng các tia vào một vùng cụ thể. Bệnh nhân ngoại trú được điều trị ở bệnh viện hoặc phòng khám năm ngày mỗi tuần trong vài tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các mô lành nhờ sự tỏa tổng liều phóng xạ ra ngoài. Bệnh nhân không cần nằm viện trong khi tiến hành xạ trị và bệnh nhân không mang nguồn xạ trong và sau khi điều trị. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường hỏi bác sĩ trước khi tiến hành xạ trị:
Mục đích của phương pháp điều trị này là gì?
Khi nào thì việc điều trị bát đầu? Khi nào thì kết thúc?
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào trong thời gian điều trị? Có thể có những tác dụng phụ nào?
Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong khi điều trị bầng tia phóng xạ?
Làm cách nào tôi biết được điều trị có hiệu quả hay không?
Liệu tôi có thể tiếp tục hoạt động như bình thường trong thời gian điều trị tia phóng xạ hay không?
5.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
Phẫu thuật và thuyên tác động mạch là các phương pháp điều trị tại chỗ. Các phương pháp đó chi tác động tới tế bào ung thư trong vùng điều trị.
Liệu pháp sinh học, hóa trị liệu và liệu pháp hoóc-môn, được giải thích sau đây, là các phương pháp điều trị toàn thân bởi vì chúng đi vào hệ thống mạch máu và tới các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Liệu pháp sinh học là một dạng điều trị tăng cường khả năng kháng ung thư tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Interleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn muộn. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tốt hơn để tiến hành liệu pháp sinh học đồng thời có thể giảm được tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân được điều trị bâng liệu pháp sinh học cần nảm viện trong thời gian điều trị để có thể theo dõi được các tác dụng phụ này.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhưng hóa trị liệu lại tỏ ra hạn chê’ đối với ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu các loại thuốc và các phác đồ phối hợp thuốc mới có thể có hiệu quả hơn.
Liệu pháp hoóc-môn được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn. Một số trường hợp ung thư thận có thể điều trị bầng hoóc-môn để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Thông thường hoóc- môn được sử dụng để điều trị triệu chứng.
6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?
Việc theo dõi định kỳ của bác sĩ sau khi điều trị ung thư thận là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đề xuất một chương trình khám theo dõi phù hợp bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang lồng ngực và các xét nghiệm cận lâm sàng. Đôi khi bác sĩ chi định làm xạ hình và các xét nghiệm khác. Bệnh nhân cần phải tiếp tục đến bác sĩ khám và báo với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Theo: Bệnh viện ung thư

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan
1.      Dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.

Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.
Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.
2.     Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Giảm ngon miệng và sút cân
- Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai
Buồn nôn và nôn
- Yếu và mệt mỏi
- Gan to lên
- Bụng to (cổ chướng)
- Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin – sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.
Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.
3.     Các yếu tố nguy cơ
Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
Giới tính: Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.
Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.
Xơ gan: Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin: Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Hút thuốc: Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.
Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic: Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.
4.     Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:
Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp quét gan.
- Sinh thiết gan.

- Các xét nghiệm máu.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Những điều cần biết về ung thư tuyến tụy

Những điều cần biết về ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư.

1.      Định nghĩa
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy - một cơ quan ở bụng nằm theo chiều ngang phía sau phần dưới của dạ dày. Tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa và kích thích tố giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường.
Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh ung thư tuyến tụy là khá muộn và phẫu thuật cắt bỏ là không thể.
2.      Các triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh được nâng cao. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, có thể bao gồm:
Đau bụng trên có thể lan tới lưng.
Vàng da và lòng trắng mắt.
Chán ăn.
Trọng lượng mất mát.
Trầm cảm.
Các cục máu đông.
Đến gặp bác sĩ khi
Khám bác sĩ nếu có trải nghiệm giảm cân không giải thích được, đau bụng, vàng da, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng đó làm phiền. Nhiều bệnh và các điều kiện khác với ung thư có thể gây ra dấu hiệu tương tự và các triệu chứng, do đó, bác sĩ có thể kiểm tra các điều kiện này cũng như đối với ung thư tuyến tụy.
3.      Nguyên nhân
Không phải rõ ràng những gì gây ra ung thư tuyến tụy.
Tìm hiểu về tuyến tụy
Tuyến tụy là dài khoảng 6 inch (15 cm) và trông giống như một quả lê. Tụy tạng là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa. Nó tiết ra kích thích tố, bao gồm insulin, giúp cho quá trình chuyển hóa đường cơ thể. Và nó tạo ra dịch tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
4.      Các loại ung thư tuyến tụy
Các loại tế bào tham gia vào ung thư tuyến tụy giúp xác định điều trị tốt nhất. Các loại ung thư tuyến tụy bao gồm:
Ung thư hình thành trong các ống tuyến tụy (adenocarcinoma). Tế bào đường ống dẫn của tuyến tụy giúp sản xuất dịch tiêu hóa. Đa số các bệnh ung thư tuyến tụy là carcinoma tuyến. Đôi khi những khối u ung thư được gọi là exocrine.
Ung thư hình thành trong sản xuất các tế bào nội tiết tố. Ung thư hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuyến tụy được gọi là nội tiết ung thư. Nội tiết ung thư tuyến tụy thì rất hiếm.
5.      Yếu tố nguy cơ
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bao gồm:
Lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.
Chủng tộc da đen.
Thừa cân hoặc béo phì
Viêm mãn tính của tuyến tụy (viêm tụy).
Bệnh tiểu đường.
Lịch sử gia đình của hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có một đột biến gen BRCA2, hội chứng Peutz - Jeghers, hội chứng Lynch và u ác tính không điển hình nốt ruồi lành tính gia đình (FAMMM)
Cá nhân hay tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Hút thuốc.
6.      Các biến chứng
Khi tiến triển ung thư tuyến tụy, nó có thể gây biến chứng như:
Vàng da.: Ung thư tụy từ các khối ung thư ống mật gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng và mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
Bác sĩ có thể đề nghị một ống nhựa hoặc kim loại (stent) được đặt bên trong ống mật để giữ nó mở. Trong một số trường hợp bỏ qua có thể cần thiết để tạo ra một cách mới cho mật chảy từ gan đến ruột.
Đau: Một khối u đang phát triển có thể nhấn vào dây thần kinh ở bụng, gây ra đau có thể trở thành nghiêm trọng. Thuốc giảm đau có thể giúp cảm thấy thoải mái hơn. Xạ trị có thể giúp khối u ngừng tăng trưởng tạm thời để cung cấp một số cứu trợ.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị một thủ tục để đưa cồn vào các dây thần kinh kiểm soát đau ở bụng (celiac đám rối thần kinh). Thủ tục này các dây thần kinh ngừng gửi tín hiệu đau lên não.
Tắc nghẽn đường ruột. Ung thư tụy phát triển thành hoặc ép vào thành tá tràng, có thể chặn dòng chảy của thức ăn tiêu hóa từ dạ dày - ruột non.
Bác sĩ có thể khuyên nên đặt một ống (stent) được đặt trong ruột non để giữ nó mở. Hoặc phẫu thuật bỏ qua có thể là cần thiết để đính kèm dạ dày đến một điểm thấp hơn trong ruột không bị ung thư.
Trọng lượng mất. Một số yếu tố có thể gây ra giảm cân ở những người bị ung thư tuyến tụy. Buồn nôn và nôn gây ra bởi phương pháp điều trị ung thư hoặc khối u một cách nhấn vào dạ dày có thể làm cho nó khó khăn để ăn. Hoặc cơ thể có thể khó khăn chế biến các chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách bởi vì tuyến tụy không làm cho tiêu hóa đủ.
Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng bằng cách thêm calo, nơi có thể và giờ ăn làm dễ chịu và thoải mái nhất có thể.
7.      Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy
Sử dụng thông tin từ các xét nghiệm dàn dựng, bác sĩ chỉ định ung thư tuyến tụy. Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy là:
Giai đoạn I. Ung thư là chỉ giới hạn ở tuyến tụy.
Giai đoạn II. Ung thư đã lan rộng ra khỏi các tuyến tụy đến các mô lân cận và các cơ quan và có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn III. Ung thư đã lan rộng ra khỏi các tuyến tụy đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV. Ung thư đã lan vượt xa tụy, như gan, phổi và màng bao quanh các cơ quan bụng (phúc mạc).
8.      Phương pháp điều trị và thuốc
Điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào các giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và sở thích cá nhân. Mục tiêu đầu tiên của điều trị ung thư tuyến tụy là để loại trừ ung thư khi có thể. Khi đó không phải là một lựa chọn, trọng tâm có thể về phòng chống ung thư tuyến tụy từ phát triển, gây hại nhiều. Khi ung thư tuyến tụy tiên tiến và phương pháp điều trị không có khả năng cung cấp lợi ích, bác sĩ có thể gợi ý những cách để làm giảm triệu chứng và làm cho thoải mái như có thể.
a.      Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu ung thư tuyến tụy là giới hạn trong tuyến tụy. Hoạt động được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy bao gồm:
Phẫu thuật khối u trong đầu tụy. Nếu ung thư tuyến tụy nằm trong đầu của tuyến tụy, có thể xem xét một hoạt động gọi là một thủ tục Whipple (pancreatoduodenectomy). Các thủ tục liên quan đến việc loại bỏ Whipple đầu của tuyến tụy, cũng như một phần của (tá tràng) ruột non, túi mật và một phần của ống mật. Một phần của dạ dày có thể được gỡ bỏ. Bác sĩ phẫu thuật nối lại các phần còn lại của dạ dày, tuyến tụy và ruột để cho phép tiêu hóa thức ăn.
Whipple phẫu thuật mang một nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu. Sau khi phẫu thuật, một số người trải nghiệm buồn nôn và nôn có thể xảy ra nếu dạ dày có khó khăn đổ đầy. Mong đợi một sự hồi phục lâu dài sau khi thủ tục Whipple. Sẽ dành 10 ngày trở lên tại bệnh viện và sau đó hồi phục trong vài tuần ở nhà.
Phẫu thuật khối u trong đuôi tuyến tụy và cơ thể. Phẫu thuật để loại bỏ các đuôi của tụy tạng hoặc đuôi và một phần nhỏ của cơ thể được gọi là pancreatectomy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ lá lách. Phẫu thuật mang một nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật ung thư tuyến tụy có thể gây ra các biến chứng ít khi được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Đừng ngần ngại hỏi về kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật với phẫu thuật ung thư tuyến tụy. Nếu có bất kỳ nghi ngờ, có được một ý kiến thứ hai.
b.      Xạ trị
Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể nhận được phương pháp điều trị phóng xạ trước khi hoặc sau khi phẫu thuật ung thư, thường kết hợp với hóa trị. Hoặc, bác sĩ có thể khuyên nên kết hợp các phương pháp điều trị phóng xạ và hóa trị khi ung thư không thể được điều trị bằng phẫu thuật.
Xạ trị có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể (tia bức xạ bên ngoài), hoặc nó có thể được đặt bên trong cơ thể gần bệnh ung thư (brachytheraphy). Bức xạ trị liệu cũng có thể được sử dụng trong phẫu thuật (mổ bức xạ).
c.       Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng bằng đường uống. Có thể nhận được chỉ có một loại thuốc hóa trị liệu, hoặc có thể nhận được một sự kết hợp của các loại thuốc hóa trị.
Hóa trị cũng có thể được kết hợp với liệu pháp bức xạ (chemoradiation). Chemoradiation thường được sử dụng để điều trị bệnh ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến tụy, nhưng chỉ cho các cơ quan gần đó và không đến các vùng xa của cơ thể. Sự kết hợp này cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy có thể tái diễn.

Ở những người bị ung thư tuyến tụy cao cấp, hóa trị có thể được kết hợp với liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu.